“Tuổi thơ dữ dội” là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của văn học Việt Nam thế kỷ 20. Cuốn sách kể về cuộc sống chiến đấu của những thiếu niên trong Vệ quốc đoàn. Nhờ lối hành văn chân thực, mộc mạc, ngôn ngữ đậm chất Huế của nhà văn Phùng Quán, cuốn sách đã lấy đi rất nhiều nước mắt của các độc giả. Đọc ngay tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội” để cảm nhận rõ hơn từng câu chuyện của các cậu bé thiếu niên xung phong.
Tóm tắt nội dung
Nội dung sách “Tuổi thơ dữ dội” được tác giả Phùng Quán thể hiện qua từng câu chuyện nhỏ của các nhân vật là các em thiếu niên như Lượm, Vịnh sưa, Quỳnh sơn ca, Mừng,..Mỗi người một hoàn cảnh nhưng tựu chung lại đều vì lòng yêu nước, các cậu bé sẵn sàng hy sinh tuổi thơ của mình cho Tổ quốc thân yêu.
Toàn bộ mạch truyện là một bài ca hùng tráng về tinh thần kiên cường, bất khuất của các em, cũng lấy đi không ít nước mắt của độc giả. Tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội” bạn đọc sẽ nắm được ngắn gọn hoàn cảnh của các em trong Vệ quốc đoàn, hiểu được chiến tranh khốc liệt ra sao, tình người, tình đồng chí, tinh thần chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không chỉ ở các “anh lớn” mà còn ở cả các em thiếu niên.
Ở cái tuổi đáng lẽ phải lo ăn, lo học thì các em đã đi lo việc nước. “Một kho xăng đạn lớn phía sau chỗ tôi đứng. Yêu cầu bắn” – bức điện ngắn gọn của Vịnh sưa như một lời chỉ huy dũng mãnh, ám ảnh đến rùng mình. Hay “Con có chết cũng không về mô” của Quỳnh cùng đôi mắt buồn bã lẫn căm giận cậu dành cho người thân của mình, nghe vừa thương, vừa ngưỡng mộ. Đọc tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội” theo mạch truyện của từng nhân vật dưới đây để hiểu hơn về các em bạn nhé.
Tuyến nhân vật
Nhân vật chính của cuốn “Tuổi thơ dữ dội” là cậu bé Lượm gan góc và mưu trí. Sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, ngay từ những ngày đầu tham gia Vệ Quốc đoàn, cậu bé đã thể hiện mình là một chiến sĩ truyền tin cừ khôi và bản lĩnh, luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Thế nhưng vì sự thật thà, chất phác của mình mà Lượm đã bị chính đồng đội phải bội, khiến cậu bị giặc bắt sống. Với những trận đòn gioi liên tục, sự tra tấn, kìm kẹo, Lượm không hề bị lay động và gục ngã. Lượm tìm cách vượt ngục 3 lần và thật không may cả 3 lần cậu bé đều bị bắt lại. Nhưng trong “Tuổi thơ dữ dội” hình ảnh cậu bé Lượm chính là đại diện cho một tình thần yêu nước bất khuất, niềm tin và hy vọng, cũng là chỗ dựa cho những đứa trẻ khác trong tù.
Vịnh Sưa cũng là một cậu bé như thế, là đội trưởng tiểu đội 4, Vịnh luôn kiên cường, sẵn sàng hy sinh cho những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm. Em gia nhập đội do chứng kiến bọn giặc nhiều lần hành hạ và sát hại người thân trong gia đình. Trong một trận đánh lớn, Vịnh và 3 em khác được giao nhiệm vụ trinh sát và tình cờ lạc vào lòng địch. Không hề nao núng, em đã tìm và đoán được kho xăng đạn của giặc. Vịnh liều mình trèo lên cột cờ của khu nhà để bắn tín hiệu về đài quan sát. Chính giây phút đội nhận được tín hiệu cũng là lúc Vịnh hy sinh. Em trở thành ngọn đuốc rực sáng thiết đốt kho đạn của địch. Chỉ qua tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội” bạn đọc sẽ khó có thể cảm nhận được sự hy sinh oanh liệt ấy của Vịnh, đoạn văn đã lấy đi rất nhiều nước mắt của độc giả.
Ai ngờ được Quỳnh sơn ca – một cậu công tử trắng trẻo, thông minh, dịu dàng như vậy lại gia nhập Đội thiếu niên trinh sát. Từ bỏ gia đình giàu có nhưng lại là Việt gian để vào chiến khu, cậu đã thề rằng dù có chết cũng không tha thứ cho gia đình mình. Trong chiến khu cậu đã cống hiến những bản nhạc hào hùng, làm trỗi dậy tình thần, ý chí chiến đấu của toàn thể bộ đội lúc bấy giờ. Vì thân hình nhỏ bé, cơ địa yếu ớt nên Quỳnh không cống hiến được sức mình cho những nhiệm vụ khó khăn mà chỉ có thể cống hiến cho Tổ quốc tiếng hát, tiếng đàn. Cái chết của Quỳnh sơn ca cũng gây nên ám ảnh cực lớn với bất cứ người chiến sĩ nào trong đội và cả người đọc sách “Tuổi thơ dữ dội”, một chút sức lực cuối cùng của mình Quỳnh đã cất lên bài hát Cách mạng do chính em sáng tác.
Và cuối cùng là Mừng – Mừng gia nhập đội trong hoàn cảnh khá hài hước. Cậu lẻn vào đội điểm danh với hy vọng không ai nhận ra mình. Đến khi mọi người phát hiện, cậu lại tha thiết xin đội trưởng cho nhập đội. Để thể hiện mình xứng đáng, Mừng đã nhảy ùm xuống sông Hương để thực hiện thử thách khó mà trong đội chưa em nào dám thực hiện.
Vào đội rội, không nhiệm vụ nào Mừng không dám thực hiện kể cả ôm bom cảm tử. Tuy nhỏ tuổi nhưng em rất thông minh khi đã đọc rành rõi bản đồ trận địa chiến khu từ lâu. Một lòng một dạ vì Tổ quốc nhưng Mừng lại bị đồng đội phản bội đưa vào bẫy khiến cả chiến khu nghi ngờ em là Việt gian. Câu chuyện được đẩy lên đỉnh điểm của cảm xúc khi mẹ Mừng tìm đến chiến khu đúng lúc Mừng bị nghi oan khiến mẹ em chết trong tức tưởi và đau khổ. Em chỉ biết ôm mẹ vào lòng và gào lên “Con không phải Việt gian! Con là Vệ quốc đoàn!”.
Kể có có bị nghi ngờ, lòng yêu nước trong em cũng chưa bao giờ bị dập tắt, em thực hiện nhiệm vụ cuối cùng của cuộc đời mình, giúp ra hiệu cho bom nổ giết được toàn bộ giặc, nhưng em cũng đã hy sinh. Lúc em mất cũng là lúc em được giải oan. Trận chiến kết thúc Mừng được đưa lên chôn trên núi, nằm cạnh mẹ của em và ngọn núi ấy có tên “Núi mẹ con em Mừng”.
Nếu bạn vẫn đang tự hỏi “tình yêu nước” là như thế nào thì xin đừng bỏ qua cuốn sách này của Phùng Quán. Hãy đọc nó một lần, bạn sẽ không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của bản thân và tự nhủ với lòng thì ra một khi đã yêu nước thì nó lại mãnh liệt đến như vậy. Cảm ơn bạn đã đọc hết tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội” của mình, nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ tới bạn bè của mình nhé.